Đi xe đạp điện có cần bằng lái không? Đây là câu hỏi mà có thể sẽ vẫn còn rất nhiều người mông lung và thắc mắc. Vậy đâu là câu trả lời cho câu hỏi này. Bài viết hôm nay, Xe điện TỐT sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc “Đi xe đạp điện có cần bằng lái không?”
Thân thiện với môi trường
Môi trường là yếu tố mà bây giờ được xã hội rất quan tâm. Những năm gần đây, xu hướng tiêu dùng là sử dụng những sản phẩm thân thiện với môi trường, hạn chế tạo ra khí thải.
Xe đạp điện chạy bằng pin hoặc ắc quy, năng lượng tiêu thụ là năng lượng điện nên không tạo khí thải, khói bụi ra môi trường. Chính vì vậy, sử dụng xe đạp điện là một hình thức chúng ta có thể bảo vệ môi trường.
Xe đạp điện thân thiện với môi trường
Thiết kế đa dạng, nhỏ gọn
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều mẫu mã xe đạp điện khác nhau phù hợp cho nhiều đối tượng khách hàng từ học sinh, sinh viên đến người lớn tuổi.
Xe đạp điện có thiết kế nhỏ gọn hơn rất nhiều so với xe máy, dễ dàng di chuyển trên đường một cách an toàn.
Thiết kế đa dạng, nhỏ gọn
Chi phí sở hữu, vận hành tiết kiệm
Để sở hữu một chiếc xe đạp điện, bạn chỉ cần kinh phí dưới 10 triệu đồng. Bên cạnh đó, khi sử dụng xe bạn không cần tốn tiền xăng xe như khi sử dụng xe máy. Chỉ cần sạc đầy pin là bạn đã có thể di chuyển trên đường.
Chi phí sửa chữa, bảo hành xe đạp điện cũng không quá tốn kém.
An toàn, dễ sử dụng
Thiết kế xe đạp điện nhỏ gọn, vận tốc <40km/h giúp cho xe đạp điện di chuyển an toàn. Để điều khiển xe đạp điện, bạn chỉ cần cắm chìa khóa để mở điện, vặn ga là đã có thể sử dụng được xe đạp điện. Quá đơn giản và dễ dàng phải không?
The Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định “xe đạp máy là xe thô sơ hai bánh có lắp động cơ, vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 25 km/h và khi tắt máy thì đạp xe được (kể cả xe đạp điện)”. Xe đạp điện là một loại xe đạp máy, thuộc nhóm phương tiện giao thông thô sơ.
Vì xe đạp điện vẫn nằm trong danh sách những loại xe thô sơ nên chưa thể quản lý theo quy định của các loại xe cơ giới khác. Chính vì vậy, khi điều khiển xe đạp điện, bạn không cần đến bằng lái xe.
Tuy nhiên, để điều khiển xe đạp điện, người điều khiển cần đủ 16 tuổi trở lên theo quy định của Luật giao thông đường bộ.
Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, những người sau đây tham gia giao thông phải đội mũ bảo hiểm:
- Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy;
- Người điều khiển xe đạp máy, xe đạp điện;
Người được chở trên xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện, xe đạp điện và các loại xe tương tự.
Như vậy, khi điều khiển xe đạp điện bạn vẫn cần tuân thủ việc đội mũ bảo hiểm và chấp hành nghiêm túc luật an toàn giao thông đường bộ. Vì không có bất cứ “đặc quyền” nào dành cho xe đạp điện khi tham gia giao thông.
Hiện nay, khi tình hình tai nạn giao thông đang diễn ra rất phức tạp, các vụ tai nạn giao thông rơi vào độ tuổi từ 16 đến 18 tuổi hiện nay chiếm tỷ trọng lớn.
Tình trạng chưa đủ 16 tuổi vẫn điều khiển xe đạp điện, xe máy điện diễn ra rất phổ biến. Khi các em chưa nắm bắt được đầy đủ kiến thức, Luật Giao thông đường bộ sẽ khiến các em gặp nhiều vấn đề khi tham gia giao thông và có rất nhiều tai nạn đáng tiếc xảy ra.
Trong Chiến lược quốc gia bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến 2045 vừa được Thủ tướng Chính phủ ký duyệt, Thủ tướng yêu cầu cơ quan chức năng điều chỉnh phân hạn giấy phép lái xe cơ giới đường bộ phù hợp với Công ước viên 1968 về giao thông đường bộ và đặc thù phương tiện vận tải Việt Nam: Đào tạo, cấp giấy phép lái xe cho người điều khiển xe máy có dung tích xi-lanh dưới 50cm3, xe máy điện có công suất động cơ dưới 4kW...
Hiện nay mặc dù điều khiển xe đạp điện không cần bằng lái nhưng người điều khiển xe đạp điện cũng như gia đình cũng cần phối hợp giám sát và thực hiện nghiêm túc luật Giao thông đường bộ để tránh những tai nạn đáng tiếc xảy ra.
Mong rằng bài viết này đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích khi tham gia giao thông. Chúc các bạn tham gia giao thông an toàn. Nếu bạn muốn biết thêm về những sản phẩm xe đạp điện, bạn có thể liên hệ với Xe điện TỐT qua hotline 0888 337 000.
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi câu hỏi của bạn
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký phản hồi