Một chiếc xe điện mạnh mẽ thì có động cơ như thế nào?

Khi bạn đang có nhu cầu tìm mua một chiếc xe máy điện hoặc xe đạp điện hay xe điện nói chung, bạn cần tìm hiểu động cơ xe như thế nào, có phù hợp hay không? Bởi động cơ được coi như một phần quan trọng nhất của xe điện. Hãy cùng Xe điện Tốt tìm hiểu xem động cơ của xe điện là gì và nó hoạt động ra sao nhé!

1. Động cơ xe điện có tác dụng gì?

Động cơ xe điện có tác dụng chuyển đổi năng lượng điện lưu trữ từ ắc quy sang năng lượng cơ học. Động cơ xe điện được phân làm 2 loại phổ biến đó là động cơ không chổi than và động cơ chổi than.

Xe điện trên thị trường hiện nay chủ yếu được trang bị động cơ không chổi than. Bởi nó có những ưu điểm như:

- Vận hành nhẹ nhàng, êm ái hiệu suất động cơ cao

- Giảm hao tốn điện năng

- Có thể tăng tốc và giảm tốc trong thời gian ngắn

- Tiết kiệm được chi phí bảo trì, thay thế chổi than và vành trượt và đặc biệt nhất là độ bền cao.

Tuy nhiên, loại động cơ không chổi than này có mức giá thành cao hơn và cấu tạo mạch điện phức tạp hơn. Trong động cơ không chổi than sẽ có 3 cuộn dây cùng 3 cảm biến hoạt động dựa trên nguyên tắc đấu điện 3 pha. Vì vậy khi sửa chữa sẽ phức tạp hơn.



2. Động cơ xe điện gồm 2 phần chính

- Vỏ động cơ (rotor): bảo vệ động cơ khỏi những tác động từ môi trường. Bên trong có nam châm cực Bắc, cực Nam đối diện nhau giúp động cơ quay được khi có dòng điện đi qua lõi.

- Lõi động cơ (stator): cấu tạo từ những dây đồng cuộn thành lõi. Lõi động cơ gồm trục và các mắt động cơ.

Nguyên lý hoạt động của động cơ xe điện

Khi dòng điện truyền qua lõi động cơ xuất hiện từ trường. Sự tương tác giữa 2 từ trường của rotor và stator sẽ tạo ra chuyển động gọi là momen. Chuyển động này làm quay động cơ từ đó bánh xe di chuyển.


3. Tuổi thọ của động cơ xe điện

Động cơ xe điện sẽ bị hao mòn theo thời gian. Thông thường tuổi thọ của động cơ dao động trong khoảng 7 – 8 năm. Tuy nhiên, tùy vào quá trình sử dụng và bảo dưỡng của người dùng mà tuổi thọ của động cơ có thể thay đổi. Khi động cơ gặp vấn đề sẽ có những dấu hiệu báo trước, bạn chỉ cần lưu ý quan sát sẽ biết được điều này.


4. Cách bảo trì, bảo dưỡng cho động cơ điện bền bỉ

Không chỉ cần tìm hiểu về động cơ mà cách bảo dưỡng động cơ bạn cũng nên nắm được để đảm bảo động cơ xe luôn hoạt động trong trạng thái tốt nhất. Đồng thời đây cũng là cách giúp tăng tuổi thọ động cơ.

5. Những chú ý khi vận hành

- Tiếng động cơ phát ra: khi động cơ hoạt động bình thường sẽ không phát ra tiếng động. Khi có tiếng lạ kêu to bạn nên kiểm tra động cơ ngay để sớm phát hiện lỗi và khắc phục kịp thời.

- Nhiệt độ của động cơ: nếu bạn thấy động cơ khi vận hành quá nóng hoặc có khói, mùi khét hãy dừng di chuyển ngay và gọi điện báo kỹ thuật viên kiểm tra.

- Thường xuyên vệ sinh động cơ tránh để bụi bẩn, bùn đất bám vào làm ảnh hưởng đến công suất, khả năng vận hành của xe.

- Khi vận hành dưới trời mưa bạn nên lưu ý là không nên di chuyển trong vùng nước sâu, mặt nước không vượt quá vị trí trục sau.

- Nếu động cơ bị kẹt thì bạn không được di chuyển xe để đảm bảo vấn đề an toàn.

- Không được tác động mạnh tới động cơ. Không để động cơ hoạt động quá tải bởi nó sẽ làm giảm tuổi thọ và dễ hỏng động cơ.

- Bảo dưỡng động cơ xe điện định kỳ 3 tháng/ 1 lần.

Quy trình bảo dưỡng động cơ:

- Tháo động cơ.

- Kiểm tra động cơ.

- Kiểm tra độ cách điện của động cơ.

- Vệ sinh toàn bộ động cơ.

- Sửa chữa các hư hỏng phát sinh.

Hi vọng rằng, với những chia sẽ trên thì bạn đã có thể lựa chọn được cho mình những mẫu xe điện có động cơ phù hợp với tính cách và túi tiền của bạn. Chúc bạn có những trải nghiệm tuyệt vời trên chính chiếc xe mà bạn đã lựa chọn



Ý kiến khách hàng

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi câu hỏi của bạn

{{vm.commentCount}} Bình luận

{{item.status}} {{item.commenterName}}
{{item.commentText}}
{{item.createdOnRelative}} -
{{childItem.status}} {{childItem.commenterName}}
{{childItem.commentText}}
{{childItem.createdOnRelative}} -

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký phản hồi