Xe máy điện và xe đạp điện khác nhau như thế nào?

Xe máy điện và xe đạp điện khác nhau như thế nào? Tưởng chừng có vẻ phân biệt dễ nhưng cũng có rất nhiều điểm cần phải lưu ý. Đặc biệt, đối với xe máy điện yêu cầu phải đi đăng ký biển số. Nhưng trong khi đó thì xe đạp điện lại không cần. Vậy hãy cùng Xe Điện Tốt tìm hiểu xem xe máy điện khác xe đạp điện như thế nào nhé.

1. Xe máy điện và xe đạp điện khác nhau như thế nào?

Căn cứ vào quy chuẩn kỹ thuật quốc gia của Bộ Giao thông vận tải thi xe máy điện và xe đạp điện được phân biệt qua một số đặc điểm sau:

Xe đạp điện: Là xe điện nhưng vẫn được thiết kế bàn đạp hỗ trợ trong những trường hợp cần thiết, vận tốc thiết kế tối đa là 25km/h. Cùng với đó công suất động cơ điện không được lớn hơn 250W và xe đạp điện có tổng khối lượng xe nặng quá 40kg.

Xem ngay: [Góc giải đáp] Bao nhiêu tuổi được đi xe đạp điện?

Xe đạp điện DKBike

Xe đạp điện DKBike

Xe máy điện: Là loại xe điện có vận tốc thiết kế không được lớn hơn 50km/h và công suất động cơ không vượt quá 4kW.

Xe máy điện DK Roma SX

Xe máy điện DK Roma SX

Bên cạnh việc phân biệt xe máy điện và xe đạp điện thông qua các thông số kỹ thuật động cơ thì mọi người có thể phân biệt 2 loại xe điện này bằng mắt thường căn cứ vào các đặc điểm sau: xe đạp điện có bàn đạp có thể vận hành bằng cơ cấu đạp chân.

Khám phá ngay: Bao nhiêu tuổi được đi xe máy điện

2. Đặc điểm giống và khác nhau giữa xe máy điện và xe đạp điện

Điểm giống nhau

 - Hai dòng xe điện này đều chạy bằng động cơ điện, tuy nhiên mỗi dòng xe vẫn có những điểm đặc trưng riêng mà người tiêu dùng có thể nhận biết dễ dàng.

Sử dụng năng lượng điện

Sử dụng năng lượng điện

 - Mức giá trung bình hiện nay của xe đạp điện chỉ tầm 7-10 triệu đồng, trong khi đó xe máy điện lên tới 12-15 triệu đồng.

Điểm khác nhau

Công suất động cơ

Xe đạp điện: công suất trung bình 250W và vận tốc trung bình 25km/h.

Trong khi đó xe máy điện có công suất trung bình 500W trở lên cùng vận tốc từ 35-60 km/h.

Công suất động cơ khác nhau

Công suất động cơ khác nhau

Như vậy, có thể thấy được công suất và vận tốc của xe máy điện cao hơn rất nhiều so với xe đạp điện.

Thiết kế- mẫu mã

Xe đạp điện: Có thiết kế khá đơn giản, kiểu dáng của nó được thiết kế gần giống với  một chiếc xe đạp bình thường có gắn thêm động cơ và bộ điều khiển. Xe đạp điện có bàn đạp trợ lực cho hệ thống điện để khi xe hết điện thì bạn vẫn có thể đạp để di chuyển.

Mẫu mã đa dạng

Mẫu mã đa dạng

Xe máy điện: Được thiết kế tương tự một chiếc xe máy nhưng hoạt động bằng động cơ điện. Tuy nhiên, xe máy điện không có bàn đạp trợ lực cho nên khi xe bị hết điện thì bạn sẽ phải dắt bộ. Đây chính là điểm bất lợi mà người dùng gặp phải khi sử dụng xe máy điện.

Luật giao thông về sử dụng phương tiện

Hiện tại, theo quy định hiện hành của Luật giao thông đường bộ, người điều khiển xe máy điện phải từ 16 tuổi trở lên. Còn đối với xe đạp điện không quy định độ tuổi. Do đó mà xe đạp điện được rất nhiều người dùng lựa chọn đặc biệt là học sinh, sinh viên và các bà nội trợ.

Tuân thủ luật giao thông đường bộ

Tuân thủ luật giao thông đường bộ

Lưu ý: Khi sử dụng xe máy điện thì người dùng phải đăng ký để lấy biển xe như xe máy, còn xe đạp điện thì không cần đăng ký.


Xem ngay: [Giải đáp] Đi xe đạp điện có cần bằng lái không? Đi xe đạp điện có khó không?

3. Nên mua xe đạp điện hay xe máy điện?

Trên thị trường hiện nay được bày bán rất nhiều sản phẩm xe máy điện và xe đạp điện đa dạng về mẫu mã, chủng loại cũng như giá thành. Nếu bạn vẫn đang phân vân không biết nên chọn xe máy điện hay xe đạp điện thì hãy tham khảo các tiêu chí dưới đây trước khi đưa ra quyết định cuối cùng nhé.

Nhu cầu đi lại cá nhân

Căn cứ vào nhu cầu đi lại của mình thường đi với quãng đường dài hay ngắn và vận tốc như thế nào để chọn loại xe phù hợp. Thông thường, xe đạp điện có vận tốc tối đa đạt 25km/h và quãng đường đi được khoảng 40km cho mỗi lần sạc. Vì vậy, xe đạp điện sẽ phù hợp với người có nhu cầu đi lại không nhiều như học sinh, sinh viên.

Nhu cầu đi lại của mỗi cá nhân

Nhu cầu đi lại của mỗi cá nhân

Xe máy điện có vận tốc trung bình lớn hơn từ 30 - 60km/h và quãng đường di chuyển trong 1 lần sạc cũng dài hơn 80km. Nhờ vậy xe máy điện chính là lựa chọn lý tưởng cho những người đi làm.

Xem ngay: Xe đạp điện để lâu không sạc có bị hỏng không? Nguyên nhân và cách khắc phục

Tính tiện nghi

Xe máy điện được trang bị nhiều tiện ích hơn dành cho người dùng. Một số dòng xe máy điện hiện nay được trang bị cốp rộng 20 lít, chìa khóa thông, khóa chống trộm, đồng hồ hiển thị sắc nét, khả năng chống nước an toàn.

Tính tiện ghi

Tính tiện ghi

Trong khi xe đạp điện có kích thước nhỏ gọn hơn và hầu như không có cốp xe chứa đồ nên khá bất tiện.

Tải trọng xe

Tải trọng của xe là một trong những tiêu chí khi lựa chọn xe điện. Bởi, đôi khi bạn cần chở người thân hoặc bạn bè đi cùng xe khi đi học, đi làm hay đi chơi. Do đó mà khi lựa chọn xe, bạn không nên chọn xe có tải trọng dưới 100kg. Vì với mức tải trọng dưới 100kg thì độ bền của khung xe và động cơ không cao.

Tải trọng xe phù hợp

Tải trọng xe phù hợp

Ngân sách

Lựa chọn loại xe phù hợp với khả năng tài chính của mình nhưng vẫn đáp ứng tốt được các nhu cầu mà bản thân đề ra.

Phù hợp với ngân sách

Phù hợp với ngân sách

Bài viết trên đây, Xe Điện Tốt đã chia sẻ những thông tin chi tiết giúp bạn biết xe máy điện và xe đạp điện khác nhau như thế nào? Bên cạnh đó bạn cũng đừng bỏ qua những tiêu chí cần thiết giúp bạn lựa chọn cho mình loại phương tiện  phù hợp với nhu cầu sử dụng và túi tiền của mình nhé.

Chúc bạn sớm tìm được loại xe phù hợp với mình nhé!

Xem ngay: Địa chỉ mua xe máy điện CHÍNH HÃNG - GIÁ RẺ



Ý kiến khách hàng

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi câu hỏi của bạn

{{vm.commentCount}} Bình luận

{{item.status}} {{item.commenterName}}
{{item.commentText}}
{{item.createdOnRelative}} -
{{childItem.status}} {{childItem.commenterName}}
{{childItem.commentText}}
{{childItem.createdOnRelative}} -

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký phản hồi